Viêm họng hạt và ung thư vòm họng - Cách nhận biết, phân biệt
Viêm họng hạt và ung thư vòm họng thường bị nhầm lẫn với nhau. Phân biệt rõ hai bệnh này là “chìa khóa” giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.
Phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng
Cả viêm họng hạt và ung thư vòm họng đều là những bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới đường hô hấp. Chúng thường bị nhầm lẫn với nhau, do có chung một số triệu chứng.
Bao gồm:
- Đau đầu, nhức đầu
- Khó chịu ở cổ họng
- Có thể chảy máu cam
- Có thể nổi hạch ở vùng cổ
Tuy vậy, nếu tìm hiểu và để ý kỹ, viêm họng hạt và ung thư vòm họng khác nhau ở các đặc điểm sau:
Về định nghĩa
Viêm họng hạt và ung thư vòm họng về bản chất là 2 bệnh lý khác nhau:
- Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là thuật ngữ được giới y khoa sử dụng để mô tả một dạng viêm họng mãn tính quá phát rất thường gặp. Khi bị viêm họng kéo dài, các mô lympho liên tục bị viêm, phải hoạt động hết công suất để tiêu diệt các mầm bệnh, lâu dần sẽ trở nên quá phát, nở to tạo thành hạt.
- Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ mắc cao nhất trong số các bệnh ung thư thường gặp vùng đầu và cổ. Tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng ở Việt Nam khá cao, chiếm 10 – 12%.
Vòm mũi họng ở phía sau họng được lót bằng vô số tế bào được phân chia và phát triển theo một trình tự nhất định. Khi các tế bào này mất kiểm soát quá trình phân chia sẽ dẫn tới sự hình thành và phát triển của khối u. Các khối u này thường là ác tính với tốc độ phát triển nhanh, đe dọa tính mạng.
Về mức độ nguy hiểm
Viêm họng hạt là bệnh lành tính, thông thường chỉ gây khó chịu và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy vậy, khi không điều trị kịp thời, viêm họng hạt sẽ diễn biến phức tạp, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bao gồm:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe, viêm nhiễm thành họng, viêm nhiễm amidan
- Biến chứng gần: Viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi
- Biến chứng xa: Viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim
Trong khi đó, bệnh ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có tốc độ tiến triển nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, ung thư vòm họng có thể gây ra tử vong cho người bệnh nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm họng hạt có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Những trẻ có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu rất dễ bị viêm họng hạt.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng, bao gồm:
- Do virus, vi khuẩn
- Dị ứng theo mùa, tiếp xúc với các chất gây dị ứng
- Biến chứng của các bệnh khác, như viêm họng cấp, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan mãn tính…
- Chất lượng không khí kém
- Bị mắc trào ngược dạ dày – thực quản
- Lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng…
Khác với viêm họng hạt, ung thư vòm họng thường gặp ở người trưởng thành, độ tuổi từ 30 – 50. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Cho tới nay, y học hiện đại chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ung thư vòm họng.
Chỉ biết rằng, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, bao gồm:
- Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV), một loại virus phổ biến gây sốt viêm tuyến bạch cầu
- Nhiễm virus HPV
- Có chế độ ăn rất nhiều thịt và cá muối
- Công việc thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ cứng
- Có cha mẹ mắc ung thư vòm họng
- Nam giới có nguy cơ mắc ung thư vòm họng gấp 3 lần nữ giới
- Quan hệ tình dục qua đường miệng
Đặc biệt, tình trạng viêm họng hạt kéo dài không được điều trị đúng cách có thể làm cho họng bị sưng to, ho lâu, thậm chí ho ra máu… Về lâu về dài, viêm họng hạt có thể tạo điều kiện phát triển ung thư vòm họng.
Triệu chứng của bệnh
So với ung thư vòm họng, các dấu hiệu và triệu chứng viêm họng hạt thường dễ nhận biết hơn, bao gồm:
- Đau rát họng
- Đau tăng khi nuốt, ăn uống
- Cảm giác vướng ở cổ họng, muốn khạc ra
- Có thể sốt nếu bị viêm họng hạt nặng
- Cổ họng sưng đỏ, xuất hiện các hạt hồng, đỏ hoặc trắng nhiều kích thước
Thường rất khó để nhận biết ung thư vòm họng vì các triệu chứng tương tự như các tình trạng khác, ít nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nhiều người bị ung thư vòm họng không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi ung thư đến giai đoạn tiến triển.
Các triệu chứng của ung thư vòm họng có thể bao gồm:
- Nổi hạch ở cổ
- Mất thính lực (thường chỉ ở 1 tai)
- Ù tai (âm thanh xuất phát từ bên trong)
- Nghẹt mũi
- Mũi bị chảy máu cam hoặc chảy mủ
- Khó nuốt, đau họng
- Khàn giọng
- Ho khan kéo dài
- Chảy máu cam hoặc mủ ở mũi
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Thở khò khè
Nên đi khám chuyên khoa ngay nếu bạn nhận thấy những triệu chứng trên, đặc biệt nếu chúng không cải thiện sau một vài tuần.
Chẩn đoán bệnh
Các phương pháp chẩn đoán viêm họng hạt khá đơn giản. Bệnh nhân cần nói rõ các triệu chứng cơ năng gặp phải, như ho, đau họng, khó nuốt… Bác sĩ thường khám tổng quát, kiểm tra họng và xem các triệu chứng thực thể của bệnh nhân. Xét nghiệm công thức máu có thể được yêu cầu trong một số trường hợp.
Đặc biệt, khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở cổ họng, bạn nên đi khám chuyên khoa ung thư đầu và cổ ngay. Hãy nói ra sự nghi ngờ của mình về nguy cơ bị ung thư cổ họng. Một số xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện để kiểm tra ung thư vòm họng và loại trừ các tình trạng khác.
Có thể bao gồm:
- Nasendoscopy: Thủ thuật nội soi với ống soi mềm và mảnh, luồn từ mũi và thông xuống cổ họng. Phương pháp này giúp nhìn rõ bất kỳ bất thường nào ở họng. Thủ thuật này có thể thực hiện khi bạn còn có ý thức hoặc dùng thuốc gây tê cục bộ.
- Chụp MRI hoặc CT: Giúp tìm kiếm khối u và kiểm tra xem ung thư đã lan rộng chưa.
- Panendoscopy: Thủ thuật nội soi để được thực hiện khi gây mê toàn thân, giúp kiểm tra chi tiết hơn về mũi và cổ họng.
- Sinh thiết: Trong quá trình nội soi Panendoscopy, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Sau khi hoàn tất các xét nghiệm trên, các bác sĩ sẽ có thể xác nhận xem bạn có bị ung thư vòm họng hay không.
Điều trị viêm họng hạt, ung thư vòm họng đúng cách
Vì là hai bệnh khác nhau, nên các điều trị viêm họng hạt và ung thư vòm họng cũng không giống nhau.
Điều trị viêm họng hạt
Viêm họng hạt được chia thành hai cấp độ:
- Viêm họng hạt cấp tính: Giai đoạn vừa khởi phát, triệu chứng nhẹ, thời gian điều trị ngắn.
- Viêm họng mãn tính: Viêm họng hạt kéo dài hơn 3 tuần, triệu chứng vẫn còn và tái phát nhiều lần.
Trong phần lớn các trường hợp, điều trị viêm họng hạt không quá phức tạp, các triệu chứng có thể thuyên giảm và dần biến mất trong thời gian ngắn. Bệnh ít khi để lại các biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc đúng cách.
Theo các chuyên gia tai mũi họng, xác định nguyên nhân dẫn tới viêm họng hạt là điều đầu tiên giúp điều trị viêm họng hạt thành công. Nếu xách định viêm họng hạt do viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi… hãy chữa trị những bệnh này trước.
Thuốc chữa viêm họng hạt thường gặp là:
- Thuốc kháng sinh: Cephalexin, Ceftriaxone, Amoxicillin, Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin…
- Thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt: Ibuprofene, Diclophenac, Paracetamol, Aspirin…
- Thuốc chống phù nề: Alpha Choay
- Thuốc kháng histamine: Telfast, Cetirizin, Chlorapheniramin…
- …
Đối với viêm họng hạt mãn tính, điều trị thường khó và mất nhiều thời gian hơn.
Nhiều người cho rằng nên đốt viêm họng hạt để xử lý dứt điểm bệnh này. Tuy nhiên, cách làm này được đánh giá là tốn kém và ít hiệu quả.
Đốt viêm họng hạt chỉ triệt tiêu một số hạt to, nhưng lại vô tình kích thích vùng niêm mạc xung quanh nó, khiến các hạt nhỏ phát triển nhanh hơn. Vì vậy, chỉ nên áp dụng đốt với những hạt quá to hoặc bệnh không đáp ứng thuốc.
Điều trị viêm họng hạt bằng Đông y cũng mang lại nhiều kết quả khả quan. Một số bài thuốc chữa viêm họng hạt thường gặp có thể kể tới như:
- Bài 1: Chuẩn bị 16gr sa sâm, 6gr thiên hoa phấn, 4gr cát cánh, 12gr hoàng cầm, 4gr cam thảo và 12gr tang bạch bì. Sắc lấy nước thuốc, uống 1 thàng/ngày, chi thành 2 lần/ngày.
- Bài 2: Chuẩn bị 6gr sinh địa, 6gr xạ can, 8gr bạch cương tàm, 16gr huyền sâm, 12gr kê huyết đằng, 12gr mạch môn, 2gr cam thảo nam, 12gr thạch hộc và 12gr tang bạch bì. Sắc lấy nước thuốc, uống 1 thàng/ngày, chi thành 2 lần/ngày.
Ngoài ra, có thể điều trị viêm họng hạt tại nhà với những mẹo dân gian đơn giản, bao gồm:
- Dùng quả sơn trà: Sắc 30 quả sơn trà, 30gr đường phèn và 6gr lá chè với 500ml nước. Đun tới khi lượng nước còn 1/2 thì chắt ra bát. Uống 2 lần/ngày cho tới khi hết viêm.
- Mật ong: Pha mật ng với nước chanh hoặc nước trà ấm. Uống vào buổi sáng. Có thể uống lâu dài.
Điều trị ung thư vòm họng
Khi được chẩn đoán mắc ung vòm họng, việc điều trị thế nào phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh.
4 giai đoạn của ung thư vòm họng bao gồm:
- Ung thư vòm họng giai đoạn 1: Triệu chứng chủ yếu ở tai và mũi, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng khác.
- Ung thư vòm họng giai đoạn 2: U tại vòm, họng miệng hay hốc mũi xâm lấn tới vùng hầu hoặc có hạch cùng bên. Hạch có đường kính nhỏ hơn 6cm. Triệu chứng xuất hiện ở tai, mũi và nổi hạch cổ.
- Ung thư vòm họng giai đoạn 3: U xâm lấn tới các xương và các xoang cạnh mũi. Có hạch ở cả 2 bên cổ, kích thước hạch nhỏ hơn 6cm. Triệu chứng xuất hiện ở tai, mũi, nổi hạch cổ với mức độ nặng hơn
- Ung thư vòm họng giai đoạn cuối: U đã xâm lấn nội sọ, dây thần kinh, hạ họng, hốc mắt kèm theo hạch cổ 2 bên. Hạc cổ có thể lớn hơn 6cm. Các triệu chứng xuất hiện ở mắt và triệu chứng thần kinh. Xếu ung thư di căn xa, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tại cơ quan di căn.
Ở Việt Nam, 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp và vô cùng khó khăn.
Có hai phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư vòm họng, bao gồm xạ trị và hóa trị. Kết hợp hóa trị và xạ trị có thể áp dụng cho một số trường hợp.
Cụ thể:
- Xạ trị: Ở giai đoạn đầu, ung thư vòm họng có thể được điều trị chỉ bằng xạ trị đơn thuần. Tỷ lệ chữa khỏi cao nhưng chi phí cao, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng tùy mức độ của bệnh. Xạ trị có thể để lại một số di chứng nhất định ở vùng răng miệng.
- Hóa trị: Giúp tiêu diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau xạ trị. Hóa trị cũng loại bỏ các tế bào ung thư đã di căn nhưng do kích thước quá nhỏ nên các thiết bị không phát hiện ra. Hóa trị có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, như rụng tóc, bệnh ngoài da, ăn không ngon, sụt cân nhanh…
Phẫu thuật thường không được chỉ định để điều trị ung thư vòm họng vì các bác sĩ phẫu thuật rất khó tiếp cận được khu vực bị ảnh hưởng.
Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc ngay. Bởi, hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư tái phát và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn trong quá trình điều trị.
Sau khi điều trị, bệnh nhân cần khám định kỳ 3 tháng/lần trong năm đầu tiên và 2 lần/năm trong 3 – 5 năm tiếp theo. Từ 5 năm trở đi, nên khám định kỳ 1 lần/năm.
Chữa ung thư vòm họng bằng Đông y cũng được nhiều người tin dùng vì an toàn, không gặp các tác dụng phụ phổ biến như khi áp dụng hóa trị, xạ trị.
Độc giả có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y nổi tiếng trong điều trị ung thư vòm họng dưới đây:
- Lá đu đủ: Chọn lá đu đủ tươi, không bị sâu bệnh. Rửa sạch lá rồi xắt nhỏ, phơi khô. Sao vàng hạ thổ. Hãm lá đu đủ với nước nóng (như pha trà). Uống hàng ngày thay nước lọc.
- Cây lược vàng: Chọn lá lược vàng vừa tầm, không quá non hoặc quá già. Rửa sạch với nước muối pha loãng. Băm nhỏ lá và phơi khô. Đun lá đu đủ với nước để lấy nước trà. Uống hàng ngày.
- Nấm lim xanh: Đun 30gr nấm lim xanh với 2 lít nước. Tới khi còn 1,5 lít thì chia thành 5 lần uống trong ngày.
- Sung khô: Ướp sung khô và táo tàu với đường phèn. Sua đó, đem sắc với nước. Dùng nước này để súc miệng hoặc uống vào mỗi sáng và tối.
Trên đây là những thông tin về phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng. Bệnh nhân nên khám chuyên khoa, ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường ở tai mũi họng. Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị viêm họng hạt cũng như ung thư vòm họng.
Nhận xét
Đăng nhận xét